Làng Gốm Bàu Trúc là một trong hai làng nghề thủ công truyền thống lưu giữ hồn và bản sắc truyền thống của đồng bào Chăm còn lưu truyền đến ngày nay. Khi nhắc đến Ninh Thuận, không chỉ không nhắc đến nắng và gió mà nơi đây đã từng là vùng đất Panduranga thịnh vượng của người Chăm. Hãy cùng Hello Phan Rang Travel theo dòng chảy Champa khám phá làng nghề làm Gốm Bàu Trúc nhé.

Vị trí địa lý của Làng Gốm Bàu Trúc
Nằm ở ven quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam, Làng gốm bàu Trúc Ninh Thuận thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Đây là một trong số những ngôi làng cổ nhất ở Đông Nam Á, đồng thời cũng là làng nghề duy nhất làm gốm hoàn toàn bằng tay. Cùng với làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bàu Trúc cũng nằm trong chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của người Chăm đã trở thành một trong những điểm du lịch Ninh Thuận nổi tiếng.

Nguồn gốc tên gọi “Bàu Trúc”
“Bàu” là cái ao hay hồ có diện tích tương đối được hình thành tự nhiên, ở cuối làng Bàu Trúc từ xưa đến nay vẫn còn một cái ao rộng, nước trong ao sẽ nhièu hay ít tuỳ theo mùa và lượng mưa mỗi năm. Và đặc biệt hơn là xung quanh ao mọc rất nhiều cây trúc, chính vì thế người dân ở đây đã đặt tên làng là “Làng Bàu Trúc”.
Theo các cụ sống lâu năm trong làng kể lại thì tổ nghề của làng gốm Bàu Trúc chính là ông Poklong Chanh, vào thời hưng thịnh nhất của triều đại Poklong Garai ông đã từ chối làm quan triều đình để về làng dạy cho phụ nữ Chăm cách nắn, nung đất sét tạo ra những vật dụng phục vụ đời sống hàng ngày. Những người phụ nữ Chăm đã thổi hồn vào đất tạo ra những tác phẩm sống động và giữ lửa cho nghề gốm truyền thống suốt hàng trăm năm nay.

Làng Gốm Bàu Trúc – Độc đáo gốm người xoay
Đi cùng với sự phát triển của những làng nghề làm gốm, việc sử dụng các sản phẩm làm từ gốm như một thú chơi tao nhã của nhiều nhà, làng gốm Bàu Trúc đang dần được nhiều người biết đến, yêu mến và ủng hộ. Khác với những làng nghề gốm khác thì để sản phẩm gốm Bàu Trúc đến được tay khách hàng sử dụng thì tất cả các công đoạn làm gốm đều hoàn toàn được làm thủ công,mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc. Và nơi đây còn được xem là một trong những làng nghề cổ nhất Đông Nam Á.

Thay vì sử dụng những chiếc bàn xoay hiện đại như những nơi khác, thì người nghệ nhân làm sẽ xoay quanh một bàn gốm cố định, rồi dung tay nắn, miết thổi hồn vào cho đất để tạo ra một sản phẩm theo mong muốn. Và phương pháp này người ta hay nói vui với nhau là phương pháp “Tay quay – mông xoay” hay còn được gọi là gốm người xoay.

Đặc biệt các sản phẩm gốm Bàu Trúc luôn có sự khác biệt riêng bởi mỗi sản phẩm tạo ra đều có cái hồn riêng lưu lại từ quá trình đi tìm nguyên liệu cho đến khi nung tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Đó chính là yếu tố quan trọng trong nghề làm gốm của người Chăm được truyền từ xưa cho đến bây giờ và mai sau.
Quy trình làm ra những sản phẩm gốm Bàu Trúc độc đáo
Để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mang nét đặc trưng riêng thì không thể nào không nhắc đến những nguyên liệu làm ra chúng. Nguyên liệu chính làm nên thương hiệu gốm Bàu Trúc là đất sét được lấy từ bên dưới lớp đất bên bờ sông Quao và cát mịn.
Sau đó, đất sét được mang về phơi khô, đập nhỏ loại bỏ những tạp chất không cần thiết và nhào nhuyễn cùng với nước để tạo ra độ dẻo và độ kết dính. Tiếp đến, người thợ sẽ pha với cát mịn tỉ lệ sao cho phù hợp với hình dáng và kích thước của vật dụng đó và để qua đêm.

Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu để làm gốm thì tiếp đến là công đoạn tạo hình cho gốm. Ở giai đoạn này người nghệ nhân sẽ nhào nặn đất để tạo hình cho gốm, sau khi đã tạo ra hình dáng cho sản phẩm người nghệ nhân sẽ dung miếng vải đã thấm nước để tạo độ láng cho gốm. Và điều đặc biệt nhất, ở nhiều làng nghề làm gốm khác người ta thường dùng các bàn xoay để nặn gốm.
Tuy nhiên ở đây, các nghệ nhân sẽ dùng chính đôi tay khéo léo của mình để tạo nên những sản phẩm tuyệt vời, để tạo ra hình dáng cho gốm người nghệ nhân sẽ không dùng bàn xoay, họ sẽ để đất nặn gốm cố định một chỗ và đi giật lùi xung quanh đó cho đến khi tạo ra một hình dáng như mong muốn.

Ngoài ra để hoàn thành khâu tạo hình gốm đó chính là công đoạn trang trí các hoa văn cho sả phẩm gốm, gốm Bàu Trúc được trang trí những hoa văn hoa văn tự do, đường nét ẩn hiển tinh tế, là những đường chạm khắc từ những vật dụng thô sơ, đơn giản gần gũi với đời sống hằng của người dân như: những cây que, vòng tre, vổ sò, cây cỏ, hoa lá,… Ngoài ra còn sử dụng cả dấu bàn tay và móng tay, kĩ thuật hun khói để màu áo gốm có màu sắc phong phú, vừa mộc mạc, nhẹ nhàng gần gũi nhưng cũng mang đậm nét văn hóa cổ truyền Chăm Pa.

Tiếp đến là giai đoạn cuối cùng để tạo ra một sản phẩm gốm Bàu Trúc hoàn chỉnh đó là “Nung gốm”. Sau khi tạo hình và trang trí hoạ tiết xong, người nghệ nhân sẽ mang gốm đi phơi khô để khi nung gốm sẽ không bị nứt, vỡ. Khi gốm đã đạt độ khô nhất định sẽ được mang đi nung, và điểm đặc biệt nhất ở công đoạn này chính là cách nung “Lộ thiên”, có nghĩa là được nung ngoài trời.
Gốm sẽ được nung ngoài trời với nhiệt độ cao và tuỳ theo kích thước to, nhỏ thì có thể nung trong vài giờ hoặc thậm chí cả ngày. Chính vì được nung “lộ thiên” nên gốm Bàu Trúc sẽ giữ được màu tự nhiên của đất sét hoặc màu sắc vàng đỏ, đen xám xen lẫn những vệt nâu đặc trưng, có tính “độc đáo” hiếm có ở những làng gốm khác.

Làng gốm Bàu Trúc có gì ?
Làng gốm Chăm Bàu Trúc có khoảng 400 hộ gia đình, và đa số các hộ gia đình vẫn tiếp tục theo nghề gốm. Ngay giữa trung tâm làng gốm là khu vực trưng bày với rất nhiều các sản phẩm khác nhau từ bình hoa, ấm nước cho đến nồi niêu, chum vại, các con giáp, hòn non bộ… Đặc biệt ở đây còn có những tháp tượng mô phỏng các vũ nữ múa Apsara độc đáo.
Các sản phẩm gốm Bàu Trúc được tạo ra không sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm đều được những nghệ nhân thổi hồn vào mang những hình ảnh, những câu chuyện, thông điệp riêng mà các nghệ nhân muốn truyền đến cho những người khách của của mình.

Ngoài ra, khi đến đây du khách không chỉ được chiêm nghưỡng những sản phẩm được làm thủ công tỉ mỉ, mà còn được trải nghiệm chính tay làm ra những sản phẩm gốm tuỳ theo sức sáng tạo của bản thân. Thật là một trải nghiệm tuyệt vời đúng không nào. Nếu có dịp đến với Ninh Thuận Hello Phan Rang hy vọng rằng bạn sẽ có một chuyến đi thật vui vẻ và đầy thú vị tại làng gốm Bàu Trúc nhé.

Hello Phan Rang Travel còn có Tour ghép Ninh Thuận 1 ngày với rất nhiều trải nghiệm hấp dẫn, thú vị. Hoặc các bạn có thể tự thiết kế cho đoàn hay gia đình một chương trình tour phù hợp với dự định thông qua Tự thiết kế chương trình đi chơi Ninh Thuận của anh chị tại đây . Các chương trình Tour của Hello Phan Rang Travel luôn được thiết kế hấp dẫn nhất, rẻ nhất, phù hợp với điều kiện của nhiều lứa tuổi khác nhau.
Bên cạnh đó, các bạn có thể lựa chọn các chương trình trải nghiệm Phan Rang nắng gió thật phù hợp với bản thân để không ảnh hưởng đến trải nghiệm và điều kiện mỗi đoàn – gia đình nhé. Để được tư vấn cụ thể khách yêu có thể nhắn tin trực tiếp qua Fanpage : Hello Phan Rang – Khám phá Ninh Thuận qua góc nhìn bản địa
Xem thêm : Chiêm ngưỡng nghệ thuật tranh 3D tại LÀNG BÍCH HOẠ HÒN THIÊN
Khám phá thêm các địa điểm du lịch hấp dẫn tại: : Go – khám phá Ninh Thuận
Xem thêm : Gắn kết đồng đội với TEAM BUILDING tại Phan Rang TẠI SAO KHÔNG ?