90 / 100

Gốm Bàu Trúc mang cả tinh hoa đất trời trong từng sản phẩm được tạo ra và làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng nghề lâu đời nhất tại Ninh Thuận nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Nếu nói gốm Bàu Trúc là tác phẩm nghệ thuật thì người tạo ra nó là những người nghệ sĩ. 

Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận
Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận

Làng gốm Bàu Trúc ở đâu?

Làng gốm Bàu Trúc hiện thuộc thì trần Phước Dân, huyện Ninh Phước và nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng chừng 10km về phía Nam và nằm trên QL1A. Sẽ không quá khó khăn để anh chị có thể đến và khám phá ngôi làng cổ kính này.

Lịch sử hình thành làng gốm Bàu Trúc

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng nghề lâu đời nhất trên Đông Nam Á, đã tồn tại và phát triển qua 7 thế hệ nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng riêng trong từng tác phẩm nghệ thuật được tạo ra. Cũng có thể nói đây chính là nơi lưu giữ trọn vẹn những nét văn hoá làm gốm của người Chămpa xưa.

Theo các thế hệ đi trước truyền miệng lại thì ông tô của nghề làm gốm Bàu Trúc này là ông Poklong Chang, ông là một vị quan cận thần làm việc dưới triều đại của vua Po Klong Garai. Ông Po Klong Chang bắt đầu làm ghề gốm với mục đích duy nhất là để giúp người dân trong làng thoát khỏi cảnh nghèo khổ thời bấy giờ.

Để lưu giữ được bản sắc văn hoá đặc trưng này thì ông đã dạy cho những người phụ nữ trong làng về nghề làm gốm này. Và sau khi mất đi, ông Po Klong Chang được người dân tưởng nhớ, tổ chức thờ cúng vào lễ hội Kate hằng năm tại đền tháp Po Klong Garai.

Gốm Bàu Trúc - Ảnh: tutomsu
Gốm Bàu Trúc – Ảnh: tutomsu

 

Trong những năm đầu làm nghề, gốm Bàu Trúc chỉ đơn giản là những vật dụng dùng để trang trí trong nhà và để trao đổi vật chất. Cho đến khi nền kinh tế phát triển hơn, có sự xuất hiện có đường sắt, đường quốc lộ thì người dân trong làng mới bắt đầu đưa các sản phẩm gốm Bàu Trúc vươn ra thị trường, đây cũng là bước đánh dấu thời kì “hoàng kim” của làng gốm Bàu Trúc.

Từ những năm 2000 cho đến nay làng gốm Bàu Trúc cũng đã vực dậy sau những khó khăn và được nhà nước tạo điều kiện để có thể phát triển du lịch. Cũng nhờ đó mà làng gốm Bàu Trúc đã tạo ra nhiều sản phẩm hơn với nhiều mẫu mã, kiểu dáng mới hơn để đáp ứng nhu cầu cho các du khách khi tới tham quan làng nghề truyền thống này.

Gốm Bàu Trúc - Ảnh: minh3366
Gốm Bàu Trúc – Ảnh: minh3366

Gốm Bàu Trúc được tạo ra như thế nào?

Một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra thì điều quan trọng nhất phải có là chất liệu của sản phẩm đó phải có được nét đặc trưng riêng. Nguyên liệu chính bao gồm đất sét sông Quao và cát mịn, điều đặc biệt là loại đất sét này chỉ lấy mỗi năm một lần, một lần kéo dài trong vòng nửa tháng. Để tạo ra được một sản phẩm gốm Bàu Trúc hoàn chỉnh phải trải qua 3 bước chính.

Chuẩn bị gốm:

Đất sét sau khi lấy về sẽ được tạo thành những khối nhỏ, phơi khô, được loại bỏ những tạp chất có trong đất sét và được người dân ngâm trong hố nước. Sau đó pha với lượng cát mịn phù hợp với kích thước, hình dáng của sản phẩm để qua đêm và cuối cùng là nhồi nặn đất, tạo hình thù.

Tạo hình gốm:

Điểm đặc biệt phải nhắc đến đầu tiên trong việc tạo hình gốm là gốm Bàu Trúc được tạo ra hoàn toàn thủ công và không dùng bàn xoay để tạo hình mà người nghệ nhân làm gốm phải di chuyển để có thể tạo được hình thù của sản phẩm.

Bước đầu tiên để tạo hình gốm là phải nặn gốm, sau khi nặn ra được hình dạng nhất định thì người làm gốm sẽ dùng vải nhúng nước rồi quấn quanh tay để chà láng gốm. Sau đó hoàn thành khâu tạo hình gốm bằng cách trang trí những hoa văn đơn giản lên trên sản phẩm bằng: que, vỏ sò, cây cỏ, hoa lá,… những hình thù tuy đơn giản nhưng lại mang đậm chất riêng của người Chămpa.

Nung gốm

Gốm sau khi tạo hình sẽ được nung dưới ánh nắng mặt trời hay còn được gọi là nung “lộ thiên”, đây là điểm nhấn chính trong việc tạo ra được sản phẩm gốm Bàu Trúc. Nhiệt độ để nung ra được sản phẩm hoàn chỉnh là từ 5.000 độ C đến 6.000 độ C và quá trình nung sẽ kéo dài trong vòng 6 giờ đồng hồ.

Cũng chính nhờ việc nung “lộ thiên” như thế này mà gốm Bàu Trúc sẽ có màu nâu đỏ tự nhiên của đất sét sông Quao hoặc có màu vàng đỏ, đen xám, vệt nâu, đỏ hồng…tuỳ vào chất liệu sơn được phun lên trên gốm và những chất liệu sơn này đều được làm từ cây cỏ tự nhiên.

Trải nghiệm, du lịch làng gốm Bàu Trúc

Làng gốm hiện nay có khoảng 400 hộ dân sinh sống và đa phần các nhà dân đều giữ truyền thống nghề làm gốm này. Làng cũng được nhà nước tạo điều kiện để phát triển thêm về hoạt động du lịch để phục vụ cho du khách đến tham quan.

Khi đến làng gốm Bàu Trúc, anh chị nên ghé đến nhà trưng bày gốm ngay giữa trung tâm làng nghề để chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được tạo ra từ tay của những người nghệ nhân. Trong đó bao gồm những tác phẩm như: chum vại, bình hoa,…mang nhiều kiểu sắc khác nhau. Tiêu biểu nhất vẫn là những tháp mô phỏng vũ nữ Apsara.

Ngoài việc nhìn những người nghệ nhân làm gốm thì anh chị khi đến đây còn có thể tự tay tạo ra những tác phẩm cho riêng mình, hoá thân vào vai người nghệ nhân làm gốm Bàu Trúc thực thụ. Vậy thì còn tiếc gì mà không đến tham quan làng gốm Bàu Trúc để khám phá và học hỏi thêm những điều thú vị này.

Du khách tự tay tạo ra sản phẩm gốm Bàu Trúc
Du khách tự tay tạo ra sản phẩm gốm Bàu Trúc

Hướng dẫn di chuyển

Từ trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, anh chị di chuyển về phía Nam chạy thẳng theo QL1A khoảng 10km. Sau đó sẽ nhìn thấy tấm bảng chỉ dẫn lối đi vào làng gốm Bàu Trúc ở bên phía tay phải, tiếp tục đi thẳng và rẽ vào đường DT703. Đến ngã tư làng, anh chị rẽ phải và đi thêm chừng 80m sẽ đến ngay làng gốm Bàu Trúc.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.