Nghề Biển Ninh Thuận, Những câu chuyện có thật trong những chuyến đi siêu thực của em Vinh

Chắc các anh chị mới chỉ nghe đến cái câu nghề biển Ninh Thuận thôi thì cũng đã thấy đầy những cụm từ như : mặn mòi, sóng gió, bão tố,…

Đúng như vậy… Đối với Vinh, một đứa sinh ra chính hiệu ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận nhưng lại không phải là 1 đứa con trai dân biển chính hiệu mà chỉ là do nhà cách biển 10km nên có thể hiểu là ăn theo thôi..

Nhưng cũng thật may mắn khi em Vinh lại không phải gắn bó với biển quá nhiều để không phải bỏ dỡ việc học hành mà bám biển mà theo nghề biển Ninh Thuận, lại nhờ có cơ hội tiếp xúc rất nhiều với những người ngư dân nên phần nào hiểu được cuộc sống và trải nghiệm qua nhiều câu chuyện của họ.. đối với Vinh biển luôn mang lại cái cảm giác hùng vĩ, đáng sợ, nhưng lại luôn cho Vinh những điều mới mẻ và cảm thấy rất muốn gắn bó.

Giống như 1 con cá được gặp nước đúng nghĩa luôn..  vậy nên đây sẽ là những câu chuyện chân thật đến từ em Vinh với góc nhìn của 1 chàng trai xứ biển Ninh Thuận dành cho mọi người về nghề biển Ninh Thuận nhé :-*

Nghề Biển Ninh Thuận - khổ và khó vậy mà ai cũng bám biển..
Nghề Biển Ninh Thuận – khổ và khó vậy mà ai cũng bám biển..
Nghề biển Ninh Thuận – trăm thứ lạ lẫm với dân thành phố, đơn vị đo lường của dân biển là ” Sải “

Chắc ai nấy sẽ bật ngửa khi nghe đến điều này, lí do cũng đơn giản thôi. Đối với những ngư dân làm nghề biển Ninh Thuận nói riêng hay cả miền trung thì chắc đơn vị đo lường mét là cái gì đó khá xa lạ.. ít ai dùng cho câu nói : Nước này sâu 5 mét lắm !! mà phải nói là : Nước này chắc khoảng 3 sải ( 1 sải tay của người trưởng thành khoảng 2m )

Nghề biển Ninh Thuận - bữa cafe sáng vội vàng trên đường đi đánh cá
Nghề biển Ninh Thuận – bữa cafe sáng vội vàng trên đường đi đánh cá

nói về nghề biển Ninh Thuận, một người dân đi biển, để lặn được độ sâu nào đó mà không bị ảnh hưởng sức khỏe thì phải đo lường được độ sâu.. Mà dưới biển thì cách ước chừng duy nhất đó là dùng “sải tay “. Nếu bạn đến nhiều nơi làm biển thì sẽ thấy đơn vị sải tay được dùng khá nhiều trong những câu chuyện..

Nghề biển Ninh Thuận : Dân biển ít ai học hết lớp 9 – câu chuyện số 2

Có lẽ ai trong số chúng ta đều nghe hơi sai sai vì mọi người cứ nghĩ là : ồ sao lại thế được. Bây giờ giáo dục đã phổ cập hết vùng cao rồi mà không lẽ vẫn còn câu chuyện này…

Đúng là giáo dục đã đến nơi xa xôi hẻo lánh. Nhưng liệu đời cha đi biển, đời con đi biển, đời cháu đi biển nữa nè –  học xong cũng làm biển mà không học cũng đi biển. Thì học làm gì?? Đi biển sớm phải tốt hơn không? Đi biển sớm để kiếm tiền sớm..

Nghề biển Ninh Thuận - cho cá trên bè ăn
Nghề biển Ninh Thuận – cho cá trên bè ăn

vậy nên đừng ai thắc mắc tại sao ít có người ngư dân nào có thể đọc hết trọn vẹn những câu chuyện trên trang web này của em Vinh. ..vì đơn giản các anh ấy – chị ấy đang bận chèo thúng và kéo từng mẻ lưới để mang cá về và chúng ta đang tận hưởng của biển mẹ thiên nhiên nhờ công lao của họ

Nghề biển Ninh Thuận – cưới chồng – vợ sớm và rất sớm..  Câu chuyện số 3..

Nam 16 – 18, nữ 15 – 18…

Vinh có một mẹ nuôi là má của 7 người con.. Chẳng có gì phải nói khi mà 7 người con này đều có con đã lớn.. Và người con gái út của má 5 bằng tuổi Vinh – ấy vậy mà con của chị lại học lớp 5.. ( 1 bài toán nhỏ, năm nay Vinh 28 tuổi, chị có con 11 tuổi vậy là cưới chồng từ năm 16t)

Đến tận sau này khi Vinh lại bật ngửa khi mà cháu bé con đầu của anh Hai con má 5 cũng đi cưới chồng khi vừa lên lớp 9 – còn chồng bé thì lớp 10. Lý do đơn giản lắm : cưới chồng sớm để chồng phụ gia đình đi biển…

Con Nha - một con ăn rất ngon chỉ dân biển mới ăn
Con Nha – một con ăn rất ngon chỉ dân biển mới ăn
Nghề biển Ninh Thuận – Yêu biển như yêu đất nước – câu chuyện số 5

Nhớ năm 2020, lúc ấy là tầm tháng 6. Vinh có tổ chức một chuyến cắm trại tại đảo hoang ở Tỉnh Ninh Thuận. Sẽ chẳng có gì khi cắm trại và trải nghiệm sinh tồn ở đó mà không gặp các anh… Đêm hôm ấy, khi mà 2 thằng đang chill với ánh lửa tàn trên trại và ngồi nói chuyện thì 2 anh chèo thúng đến và bắt chuyện..

Nghề biển Ninh Thuận - Những chú chó được nuôi để giữ bè, cả cuộc đời chưa một lần được chạm chân trên mặt đất
Nghề biển Ninh Thuận – Những chú chó được nuôi để giữ bè, cả cuộc đời chưa một lần được chạm chân trên mặt đất

Những câu chuyện cứ thế bắt đầu, các anh dễ thương cực kỳ… Lại còn mang theo cả thùng bia để đãi 2 đứa…

Anh : 2 đứa làm gì ở đây?

Vinh : Dạ cắm trại á anh.

Anh : Rồi có cá mắm gì chưa, ăn uống gì chưa ? Để a lấy cá qua cho ăn.

Thực sự lúc đó hơi bất ngờ khi mà không nghĩ là sự nhiệt tình của các anh lại quá ư ấm áp như vậy.. Không nỡ từ chối.. vinh và bạn mời các a ngồi lại bên cạnh đóng lửa và cùng trò chuyện lai rai với nhau..

Các anh kể rằng : bọn anh đi biển được hơn 12 ngày nay. Còn 3 ngày nữa mới được vào bờ… Đến lúc này Vinh chẳng hiểu nên hỏi rỏ hơn sao lại mới được?

À, tụi anh đi biển được là nhờ chính sách bám biển của quân đội nhân dân… Mỗi lần đi như vậy là hơn 15 ngày.. Quân đội ở đây sẽ ký vào sổ và khi ra tới đảo xa ngoài kia đánh bắt… Tàu sẽ ghé đảo để xin dấu mọc của bộ đội ngoài đảo, nếu đi đúng lịch trình thì bộ đội sẽ cho tiền mua dầu giúp dân bám biển… Dân lại giúp quân giữ biển giữ đào. Mỗi lần như vậy được hơn 100 triệu tuỳ vào loại tàu

Cứ nghĩ trước giờ dân đi biển vì kiếm tiền, giờ cũng thấm thêm ngoài việc đi biển để kiếm tiền, thì đi biển cũng là nghĩa vụ của 1 người công dân…

Những câu chuyện của các anh từ việc Trung Quốc nó đưa tàu cá của nó xâm phạm đất Nam mình mà có làm gì được. Nếu không có những người như anh, lỡ có đụng chạm tụi nó thì âu cũng là số phận.  Vì coi như mất tàu – mất người… Nhưng vì biển, vì an nguy của quốc gia thì phải bám biển… Lại nói về tình yêu ngư dân của các chú bộ đội thì càng yêu thêm và thấy mến quý nhiều.

Nghề biển Ninh Thuận – Gắn liền với sinh tử – câu chuyện số 6

Có lần, Vinh được ngồi nhậu cùng anh 4, là con của má 5 ( Má  trở thành má nuôi của Vinh sau lần trốn dịch tại nhà má), anh nói ” Đi biển cực lắm ”

Vinh lại ngu người mà thốt ra câu vô tư : Có gì mà cực anh, có cá ăn quanh năm…

Anh 4 : Cực chứ, đâu biết khi nào mình ra đi đâu.. Hồi xưa anh hay đi biển cùng chú ruột của anh, 2 chú cháu lặn sâu cũng có tiếng ở khu vực, từ khoảng 30 sải là lặn vô tư ( ~ 60m)..

Phải nói dân lặn thể thao như Vinh mà nghe tới con số 60m nước sâu là kinh hồn bạc vía vì cái sức mạnh vô hình của nước nó kinh khủng lắm, bạn xuống tới tầm độ sâu 6m đã thấy lỗ tai như muốn nổ tung rồi chứ nói chi mà lặn 60m nước…khác gì tự sát !!

Anh 4 : tụi anh lặn cũng dữ lắm, nhưng đợt đó anh và chú đi lặn ở Quảng Ngãi, ghe họ kêu ở đây lặn 50 sải.. Lần đó cũng là lần cuối a đi cùng chú anh..

Nói tới đoạn này thì Vinh cũng đã hình dung ra những gì anh sẽ gặp..

Nghề lặn biển phải nói là kiếm nhiều tiền hơn so với nghề biển khác, nhưng lại đối diện với bao nhiêu nguy hiểm, rồi lỡ có sống thì về già cũng chẳng được khoẻ mạnh yên thân..

Nghề biển Ninh Thuận - Tắm thuốc cho cá để không bị nhiễm trùng do vi sinh vật, nếu cá chết sẽ lỗ rất nhiều
Nghề biển Ninh Thuận – Tắm thuốc cho cá để không bị nhiễm trùng do vi sinh vật, nếu cá chết sẽ lỗ rất nhiều
Nghề biển Ninh Thuận – Có giông gió, bão, sóng thì mới có cá – câu chuyện số 7 

Có thể ít ai biết đường rằng,  nước trong quá thì không có cá, trời êm quá thì thuyền thất thu..Đối với Nghề biển Ninh Thuận, đối với những người đi biển thì thời tiết quá đẹp cũng không hẵn là có lợi, phải có sóng, có gió thì cá mới về… Ấy vậy nên thường thì đi biển thì hay tranh thủ đi trước khi tiết trời thay đổi…

Mấy ai hiểu được cảm giác bão tố mưa sa..Mấy ai hiểu được cảm giác xa nhớ nhà

Trời thương trời cho con được gặp má. Má ở nhà cứ trông ngóng đứa con xa

Giọt lệ rơi, vái trời thương ghe nó. Ghe chưa về lòng má vẫn âu lo

Tiếng sét đánh như tiếng lòng thổn thức. Tiếng báo đài ác hẵn nồi cá kho…

Con ơi con mau về má đang đợi..Đói cũng được, còn con má còn lời…

Vậy mới nói, chỉ khi nào ở trong hoàn cảnh là người vợ, người mẹ đang cầm bó nhang vừa vái vừa trông ngóng ở phía xa với đôi mắt ngấn lệ, khi trời đổ từng cơn mưa dông thì mới hiểu được để kiếm được miếng cơm con cá quan trọng đến dường nào…

Có thể chúng ta, những người đang sống vô âu vô lo, những bữa ăn ngon.. những bữa tiệc hoành tráng với đầy ấp hải sản, mỹ vị trên bàn sẽ cảm thấy rất bình thường… nhưng mấy ai hiểu được đằng sau những con tôm, cá là nước mắt, là mồ hôi, là sự đánh đổi…

Chỉ là 1 trong nhiều câu chuyện hằn ngày mà em Vinh trải qua chỉ mong nhiều người hiểu hơn về xứ biển, về người làm ngư, về cô bán cá, hay anh đi lặn,.. hãy trân trọng và yêu quý họ hơn vì nhờ họ mà chúng ta mới đầy đủ hơn trong bữa ăn hàng ngày.. Và Vinh tự hào vì Vinh là người con của xứ biển, người nghe và truyền tải những câu chuyện của Nghề biển Ninh Thuận..

Xem thêm : Dong cát Ninh Thuận

Xem thêm : Go – khám phá Ninh Thuận

Tự thiết kế chương trình đi chơi của anh chị tại đây

One thought on “Nghề biển Ninh Thuận – những câu chuyện xứ biển

  1. Pingback: những câu chuyện về người đồng bào Raglai ở Ninh Thuận - Xin chào Phan Rang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *